Chùa Tà Pạ không quá nổi tiếng như những ngôi chùa ở các nơi khác. Thế nhưng, bạn sẽ cảm thấy không hối tiếc khi khám phá ra một vẻ đẹp tựa tiên cảnh của chốn tâm linh này.
Tóm Tắt Nội Dung
Chùa Tà Pạ & Điểm Tham Quan Lân Cận
Chùa Tà Pạ Ở Đâu?
Chùa Tà Pạ là một điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của xứ An Giang, người dân nơi đây còn gọi là Chùa Núi (Chùa Chưn-Num theo tiếng Khmer) thuộc xã Núi Tô – huyện Tri Tôn.
Núi Tà Pạ là một trong bảy núi của vùng Thất Sơn, tựa như chốn bồng lai tiên cảnh hữu tình. Nơi đây vừa có không khí trong lành, cảnh quan tuyệt đẹp thu hút du khách bởi sự cổ kính và uy nghiêm của ngôi chùa trên núi.
Chùa Tà Pạ được xây dựng trên ngọn đồi Tà Pạ, nằm ở độ cao 45 mét so với mặt đất, được bao quanh bởi rừng cây nên bầu không khí rất trong lành, thoáng đảng khiến cho du khách đến đây có cảm giác thư giãn và bình yên đến vô cùng.
Nếu bạn nào đang tìm cho mình một chốn vừa yên tĩnh vừa có cảnh đẹp thì chùa Tà Pạ là điểm đến lý tưởng.
Kiến Trúc Độc Đáo
Chùa không được xây trên nền đất bằng phẳng mà được xây trên những cột chống đỡ vững chắc cao hàng chục mét, nên khi nhìn từ xa ngôi chùa như đang lơ lửng giữa không trung, nổi bật giữa một vùng rừng núi hoang sơ.
Để khám phá ngôi chùa này, bạn sẽ phải đi bộ lên con đường cổng chùa, đẹp hút hồn với không gian thoáng mát và lối đi dốc đẹp ấn tượng.
Ngôi chùa theo Phật giáo Nam Tông có kiến trúc Khmer đặc trưng. Công trình đồ sộ uy nghi, được trạm trổ điêu khắc tinh xảo, đắp nối nhiều tranh tượng phù điêu hình chim thần Garuda, rắn thần Naga, tượng Cây No…
Trên tất cả các bức tường hay khắp các cột kèo, cánh cửa đều được các nghệ nhân Khmer điêu khắc và trang trí bằng những hình ảnh được lấy cảm hứng chủ yếu từ cuộc đời của đức Phật và đời sống cộng đồng người Khmer tạo nên nét độc đáo rất riêng cho ngôi chùa.
Vánh tường, nền lót gạch, mái lợp ngói có long vân ngư, mũi cong, đỉnh tam giác bao quanh ngọn tháp cao đồ sộ, gây ấn tượng trong lòng du khách. Ngoài chánh điện còn có các công trình phụ như Hỏa Tang Viếng, Bảo Tháp, phật cảnh,…
Review về Chùa Tà Pạ
Đầu tiên ở dưới nhìn lên bạn sẽ thấy ngôi chùa này được xây dựng trên những cột bê tông chống đỡ cao đến hàng chục mét chứ không phải nền đất. Thêm vào đó, xung quanh không gian vắng lặng được cây cối xanh mướt bao bọc.
Do đó, nhiều người ví nó như đang bay lơ lửng, có thể nhìn thấy được từ tất cả mọi phía. Cộng thêm với lối kiến trúc Khmer có màu đỏ cam đặc trưng lại càng trông nổi bật thu hút ánh nhìn ngay từ lần đầu tiên.
Để lên được chùa bạn phải đi qua con đường đất rồi tiếp theo là con đường đầy ma mị.
Chùa mới được xây dựng gần chùa cũ, là công sức lớn của những nhà sư vì quyên góp đến đâu thì làm đến đó. Một mặt muốn giữ nguyên những kiến trúc ban đầu, mặt khác tạo thêm nhiều nét hấp dẫn để không chỉ người dân mà còn tạo thêm địa chỉ tham quan, chiêm bái cho khách du lịch khi đến với Tri Tôn.
Kiến trúc chùa Tà Pạ An Giang được đánh giá là công trình uy nghiêm, mọi góc đều được chính tay các nghệ nhân người Khmer trạm trổ và điêu khắc mang nét tinh xảo đến từng chi tiết.
Điểm nhấn là phần mái với tháp nhọn vút lên trời, bao quanh có những đỉnh hình tam giác nổi bật. Đến những chiếc kèo, cột hay cánh cửa của chùa cũng được trang trí với những hình ảnh lấy cảm hứng từ cuộc đời của Đức Phật. Hay hình ảnh sinh hoạt văn hóa của bà con Khmer với đời sống bình dị.
Không chỉ vãn cảnh, người dân còn thường xuyên đến khu vực sân rộng trong chùa để cùng ngồi hóng mát, trò chuyện hay chơi các trò chơi thể thao.
Đứng từ trên chùa phóng tầm mắt ra xa xuống dưới để tận hưởng không khí mát mẻ. Xung quanh có đồi núi, cánh đồng xanh bạt ngàn của Tri Tôn.
Đặc biệt, nếu đứng vị trí ngôi chùa bạn có thể phóng tầm mắt quan sát cả một miền An Giang rộng lớn. Thấy được núi Cô Tô, núi Cấm hùng vĩ, thấy được những cánh đồng Tà Pạ trải dài bất tận.
Chùa Tà Pạ & Điểm Tham Quan Lân Cận
Hồ Tà Pạ
Ngoài việc ghé thăm ngôi chùa Chưn-Num, bạn đừng bỏ qua hồ Tạ Pạ ở gần đó. Hồ nằm bên cạnh ngôi chùa, tựa như “Tuyệt Tình Cốc” phiên bản miền Tây. Hai bên hồ được bao quanh bởi các thành đá cao và sừng sững, nước trong vắt đến tận đáy.
Là nơi thiên nhiên giao hòa cùng đất trời, hồ Tà Pạ lung linh, huyền ảo được rất nhiều du khách đến tham quan, vui chơi và chụp hình kỷ niệm.
Giữa những bộn bề cuộc sống ngày nay, đến với hồ Tà Pạ là bạn dịp để bạn tìm cho mình sự thư giãn thoải mái với cảnh non xanh nước biếc và không khí làng quê yên bình, tĩnh lặng.
Vi Vu Những Cánh Đồng Lúa
Nếu nói đến du lịch An Giang người ta không khỏi nghĩ ngay đến những cánh đồng lúa. Nơi đây, bạn sẽ được tận hưỡng khoảng không rộng rãi, thoáng mát và đôi khi nghe được mùi sữa non của lúa nữa.
Nếu đi vào mùa nước nổi, những cách đồng lúa ấy bao phủ bởi nước, cực kỳ thú vị.
Điều khác biệt nhất mà bạn khó có thể thấy được nới đâu khác có là xen kẻ những ô vuông trồng lúa là những cây thốt nốt cao vời vời tạo nên một khung cảnh thơ mộng lúc chiều tà.
Cây Thốt Lốt Và Các Sản Phẩm Liên Quan
Cây thốt nốt gắn liền với đời sống sinh hoạt của người An Giang từ bao đời nay. Cây thốt nhiều nhất, nổi tiếng nhất ở vùng Thất Sơn (hay còn gọi là vùng Bảy Núi) thuộc địa phận huyện Tri Tôn và huyện Tịnh Biên của tỉnh An Giang. Vì thế, nơi đây được xem là “xứ sở của thốt nốt An Giang”.
Thốt nốt gắn liền với đời sống người dân nơi đây. Lá cây thốt nốt có thể dùng lợp nhà hay làm chất đốt. Thân cây thốt nốt có thể dùng làm cột nhà, bàn ghế đều được.
Đặc biệt trái thốt nốt là nguyên liệu làm nên nhiều món ăn đặc sản, dân dã là đặc sản xứ An Giang. Nổi tiếng là cơm lấy từ trái thốt nốt, nước thốt nốt tươi ngọt mát, đường tán thốt nốt, chè thốt nốt nốt, hay bánh gói, bánh bò…
Lễ Hội Đua Bò Bảy Núi
Đặc biệt, nếu ghé Tịnh Biên mùa nước nổi bạn còn có thể tham quan lễ hội đua bò nổi tiếng vùng Bảy Núi. Đây là lễ hội nhận dịp Tết Dolta của người Khmer (cuối tháng 8 đầu tháng 9 Âm lịch), thu hút rất đông du khách.
Một Số Lưu Ý Khi Đi Du Lịch An Giang
Để đảm bảo an toàn, và hãy là du khách văn minh cần trang bị cho mình những dụng cụ cần thiết để trải nghiệm như:
- Mặc quần áo dài tay, áo mưa đi vào mùa mưa
- Trang phục phù hợp không gian truyền thống, tâm linh.
- Trang bị trang bị mũ nón để tránh nắng khi đi tham quan ngoài trời.
- Mang theo thuốc bôi hoặc xịt chống côn trùng
- Không tổ chức nấu nướng sử dụng lửa, phòng tránh cháy rừng
Địa Điểm Du Lịch An Giang
Khi đến tham quan, trải nghiệm du lịch An Giang, nếu còn thời gian, du khách có thể tham quan trải nghiệm một số điểm du lịch đặc sắc khác của An Giang như:
- Khu du lịch Núi Sam
- Khu du lịch Lâm Viên – Núi Cấm
- Rừng Tràm Trà Sư – Văn Giáo
- Búng Bình Thiên
- Vía Bà Chúa Xứ
- Lăng Thoại ngọc Hầu – Lăng Ông
- Chùa Thầy Tây An
- Khu lưu niệm chủ tịch Tôn Đức Thắng
- Khu du lịch Đồi Tức Dụp
- Nhà mồ Ba Chúc – Tri Tôn
- Lễ hội đua bò Tri Tôn
- Và trải nghiệm ẩm thực Đặc sản An Giang như: các món từ cây thốt lốt, mắm cá Châu Đốc, tung lò mò, bánh canh Vĩnh Trung, gà đốt lá chúc, bún cá Châu Đốc, và các đặc sản khác…
Như vậy, Quý khách sẽ có một trải nghiệm thật là khó quên cho chuyến hành trình đến với du lịch An Giang. Bạn đã từng tham quan An Giang chưa? Nếu có, hãy cho chúng tôi biết những ấn tượng của bạn về An Giang nhé!
Tổng hợp và tham khảo: Wikipedia, Ipec, Sở du lịch An Giang, Tổng cục du lịch Việt Nam.
Theo dõi chúng tôi:
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ DU LỊCH ĐẤT MŨI XANH
ĐC: SỐ 01 TẠ AN KHƯƠNG, PHƯỜNG 5, TP. CÀ MAU
HOTLINE: 0916.193.169 – 0909.66.86.87 (Ms Loan)
Facebook: Bích Loan Trần (0916.193.169)
Fanpage: Du lịch Đất Mũi Xanh Cà Mau (Greenlandtourist)