Lễ hội đua bò Bảy Núi là một nét đẹp văn hóa của người Khmer, Nam bộ. Lễ hội đua bò An Giang được tổ chức trong dịp lễ Sel Dolta (lễ cúng ông bà) của dân tộc Khmer Nam bộ, từ ngày 29/8 đến ngày 1/9 âm lịch hàng năm.
Tóm Tắt Nội Dung
Nét Đặc Sắc Văn Hóa Của Người Khmer
Lễ Hội Đua Bò Bảy Núi Và Hơn Thế
Lễ hội đua bò Bảy Núi
Lễ hội đua bò Bảy Núi mang đậm nét bản sắc văn hóa dân gian, bởi bò kéo bừa là một đặc trưng truyền thống, là vẻ đẹp trong sinh hoạt văn hóa và cũng là môn thể thao độc đáo của người dân ở vùng Bảy Núi, An Giang.
Đây được coi là một trong những sự kiện vô cùng hấp dẫn và có ý nghĩa to lớn đối với đồng bào Khmer ở Nam bộ trong chuỗi sự kiện mừng Tết Dolta tại vùng Bảy Núi tỉnh An Giang, lễ hội đua bò hứa hẹn sẽ thu hút rất nhiều du khách từ khắp mọi nơi về tham dự.
Lễ hội có từ rất lâu, bắt nguồn từ phong trào đua bò trong phum sóc để chọn ra đôi bò khỏe nhất phục vụ sản xuất. Một điều khá thú vị là chỉ tổ chức được tại vùng Bảy Núi vì nơi đây ruộng có cát cứng, không bị lún nên bò chạy mạnh chân và nhanh hơn. Thể thức đua bò cũng khá lạ so với các môn đua khác khi mỗi lần đua chỉ có 2 đôi bò chạy thi với nhau để chọn một đôi vào vòng trong.
Có 2 thể loại đua bò của người dân Khmer:
- Đua bò kéo xe trên lộ đất – trên lộ đất
- Đùa bò kéo cày bừa – trên nền ruộng
Ngày xưa, mỗi khi tới mùa vụ trồng lúa hay nông sản, những người thuộc dân tộc thiểu số Khmer ở vùng tịnh Biên – Tri Tôn lại bắt đầu tổ chức lễ hội đua bò, nhằm cầu mong một mùa vụ thuận lợi và bội thu.
Nhất là vào mùa gặt (mùa khô) thường sẽ có đua xe bò (một chiếc xe có lắp bánh nhỏ được hai bò kéo) trên đường đất. Vào mùa cấy (mùa mưa) sẽ là đua bò kéo bừa trên nền ruộng
Hàng năm, cứ vào mùa cấy lại có rất nhiều những người nông dân Khmer từ các phum, sóc kéo cày tới tụ tập để giúp chùa làm ruộng. Vào lúc ấy, họ lại mang những đôi bò của mình ra đua để giải trí trong lúc làm việc.
Lâu dần nó trở thành thông lệ và được chính Sư cả trong chùa đứng ra tổ chức làm trọng tài, người chiến thắng sẽ nhận được những phần thưởng đặc biệt.
Từ đó, Đua bò Bảy Núi trở thành lễ hội thường niên được diễn ra hàng năm của người dân dân tộc này.
Thể Lệ Lễ Hội Đua Bò Bảy Núi
Lễ hội đua bò An Giang vào tháng mấy?
Lễ hội đua bò Bảy Núi, An Giang được tổ chức trong dịp lễ Sel Dolta (lễ cúng ông bà) của dân tộc Khmer Nam bộ, từ ngày 29/8 đến ngày 1/9 âm lịch hàng năm (theo lịch âm của người Khmer khoảng cuối tháng 9 đầu tháng 10 dương lịch).
Lễ hội mang đậm dấu ấn văn hóa truyền thống dân gian của cư dân làm nông nghiệp lúa nước. Đó là thời gian mà người Khmer bắt đầu chuẩn bị cho vụ lúa mới.
Thể Lệ Đua Bò Bảy Núi
Trước khi tham dự, những người tham dự sẽ lựa chọn từng đôi bò với nhau, hay là bốc thăm và thỏa thuận với một số quy định cụ thể, cần thiết như ai sẽ đi trước, ai sẽ đi sau…
Trong quá trình đua, đôi bò nào chạy lệch ra khỏi vạch được đua thì sẽ lập tức bị loại. Còn nếu đôi bò chạy sau giẫm được lên giàn bừa của đôi bò đi trước thì sẽ giành được phần thắng.
Những người điều khiển bò phải đi đứng thật chắc chắn và vững chãi mới có thể làm tốt, bởi nếu không sẽ rất dễ bị ngã hoặc văng ra khỏi giàn bừa của mình, như vậy cũng sẽ bị xử thua trong cuộc thi.
Tổ chức hội đua bò truyền thống: Để chuẩn bị cho cuộc đua bò, họ chọn một khoảnh ruộng bằng phẳng, chiều dài chừng 200 m, ngang 100 m có nước xăm xắp, được “trục” xới nhiều lần cho có độ trơn của bùn, bốn bên có bờ bao và điểm đích có đoạn đường trống để làm độ dừng an toàn cho bò.
Đoạn đường đua chính chỉ cần 120m theo khoảnh ruộng cặp sát bờ bao. Nơi xuất phát được cắm 2 cây cờ màu xanh, đỏ mỗi cây cách nhau 5m, và tại điểm đích cũng vậy. Đôi bò nào đứng ở vị trí cây cờ màu gì thì điểm đích cũng theo màu của cây cờ đó.
Khi đua, từng đôi bò sẽ được ách vào một chiếc bừa đặc biệt. gọng bừa sẽ là bàn đạp gồm ột tấm gỗ rộng khoảng 30cm, dài 90cm. Bên dưới chính là răng bừa, người điều khiển bò sẽ cầm roi mây hoặc khúc gỗ tròn, vừa tay, đầu có tra cây đinh nhọn – được gọi là cây xà-lul.
Khi cuộc đua bắt đầu, lệnh xuất phát của trọng tài được phát, người điều khiển sẽ chích mạnh cây xà-lul vào mông con bò, vì bị đau nên bò sẽ chạy nhanh về phía trước.
Điều đang nói ở đây là người điều khiển phải chích đều cả 2 bò, như vậy vận tốc mới đạt được mức tối đa, cuộc đua mới thực sự hấp dẫn và quyết liệt hơn.
Đua bò cũng giống với đua ngựa, ai về tới đích trước là thắng, chỉ khác là đua ngựa thì người điều khiển một con, còn đua bò thì tận 2 con, nên sự khó khăn cũng cao hơn.
Tiêu Chuẩn Chọn Bò Tham Gia
Bò đua là yếu tố vô cùng quan trọng trong việc quyết định thắng thua. Chính vì thế mà việc nuôi dưỡng bò đua và huấn luyện bò đua là điều vô cùng quan trọng, nên nó ngày càng một chuyên nghiệp hơn.
Những con bò đua phải là giống bò trắng địa phương vùng Tây Nam bộ, có những con nặng tới gần 1 tấn và thật sự quen với việc kéo cày trên ruộng. Người chơi phải lựa chọn cũng như có chế độ ăn chăm sóc cực kì khắt khe, nhất là trong thời gian cuộc đua sắp bắt đầu.
Sự khôn khéo của những nài bò là điều khiển sao cho ngay vòng thứ nhất cặp bò làm quen được với vòng đua, vòng thứ 2 thì cặp bò chạy nước rút thật nhanh chóng về đích.
Sự ăn thua ở trong cuộc thi đấu chỉ mang tính tương đối, mục tiêu tối cao của các nài bò là mang tới hội thi không khí náo nhiệt ở trên đường đua, khoe vẻ đẹp hình thể và sức mạnh của cặp bò mà mình đã tốn rất nhiều công chăm sóc huấn luyện, đồng thời cũng đến hội thi để giao lưu với các chủ bò khác trong vùng.
Nét Đặc Sắc Văn Hóa Của Người Khmer
Lễ hội đua bò Bảy Núi cũng mang tính đại diện cho cả tinh thần lẫn khí phách của người Khmer Nam bộ gắn liền với văn minh lúa nước.
Nếu lễ hội mà bị tận dụng cho những chiến dịch quảng cáo, hoặc tổ chức ở quy mô lớn và chuyên nghiệp hơn, hoặc biến tướng thành công cụ để cá độ thì lễ hội sẽ dần bị mất đi những giá trị, mất đi nét mộc mạc mà vốn dĩ có sẵn của những người dân nơi đây.
Ý thức được sự nguy hiểm đó, các cơ quan chức năng và chính quyền nơi đây đã phối hợp với những trụ trì, Sư cả ở các ngôi chùa quyết tâm đưa lễ hội trở thành đặc tính dân gian, không được thay đổi.
Không những thế, một số nhà sử dụng, nhà nghiên cứu văn hóa đã trực tiếp tham gia tổ chức, nhằm góp phần điều chỉnh và giảm bớt các yếu tố màu mè, khoa trương không cần thiết, để giúp cho lễ hội đua bò Bảy Núi trở lại như hồi nguyên sơ và đầy bản sắc dân gian, mang tính giải trí cao và đảm bảo khí chất cũng như tính nhân văn của nơi đây.
Lưu Ý Khi Tham Gia
Do tình hình dịch bệnh Covid-19, bạn nên tìm hiểu kỹ thông tin tổ chức đua bò Bảy Núi hay không!
Địa điểm đua bò Bảy Núi có thể thay đổi theo từng năm.
Khi tham gia tránh mặc áo quần màu đỏ hay sặc sỡ.
Cần đặt trước phòng hay khách sạn, vì Tri Tôn khá ít nơi lưu trú. Thông thường các công ty du lịch sẽ đặt kín phòng mùa lễ hội diễn ra.
Mang theo dù, áo khoát, và áo mưa vì thời tiết mùa lễ hội khá thất thường.
Mang theo nước và thức ăn nhẹ, nơi diễn ra đua bò thường nơi đồng trống, rất ôi bức và dễ mất nước.
Tuyệt đối không đến quá gần đường đua để quay phim chụp hình, rất nguy hiểm.
Lễ Hội Đua Bò Bảy Núi Và Hơn Thế
Nơi diễn ra lễ hội đua bò An Giang cũng là nơi tham quan đẹp cho bạn chiêm ngưỡng phong cảnh hoang sơ của du lịch An Giang. Bạn cần nên kết hợp với những điểm du lịch cận và đặc sản để chuyến đi thêm thú vị.
Cây Thốt Lốt Và Các Sản Phẩm Liên Quan
Chùa Tà Pạ An Giang
Chùa Tà Pạ, người dân nơi đây còn gọi là Chùa Núi (Chùa Chưn-Num theo tiếng Khmer) thuộc xã Núi Tô – huyện Tri Tôn Điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của xứ An Giang.
Chùa Tà Pạ được xây dựng trên ngọn đồi Tà Pạ, nằm ở độ cao 45 mét so với mặt đất, được bao quanh bởi rừng cây nên bầu không khí rất trong lành, thoáng đảng khiến cho du khách đến đây có cảm giác thư giãn và bình yên đến vô cùng. Nếu bạn nào đang tìm cho mình một chốn vừa yên tĩnh vừa có cảnh đẹp thì chùa Tà Pạ là điểm đến lý tưởng.
Rừng Tràm Trà Sư An Giang
Từ hồ Tà Pạ, du khách có thể tìm đường đi theo google map hoặc hỏi người dân đường dẫn đến rừng tràm Trà Sư. Con đường tới với rừng tràm được trải bằng nhựa thẳng đẹp, 2 bên là hàng cây thẳng tắp tỏa bóng mát.
Rừng Tràm Trà Sư An Giang là địa điểm du lịch nổi tiếng nhất An Giang. Đường ở đây đã trải nhựa nên rất dễ đi bạn nhé, vi vu giữa hàng cây ven đường cực mát. Trên đường đi bạn sẽ trải qua những cánh đồng bạt ngàn và những con kênh đào, đây cũng là địa điểm nhiều du khách tham quan, chụp hình và tìm hiểu cuộc sống người dân địa phương.
Vi Vu Những Cánh Đồng Lúa
Nếu nói đến du lịch An Giang người ta không khỏi nghĩ ngay đến những cánh đồng lúa. Nơi đây, bạn sẽ được tận hưỡng khoảng không rộng rãi, thoáng mát và đôi khi nghe được mùi sữa non của lúa nữa.
Nếu đi vào mùa nước nổi, những cách đồng lúa ấy bao phủ bởi nước, cực kỳ thú vị.
Điều khác biệt nhất mà bạn khó có thể thấy được nới đâu khác có là xen kẻ những ô vuông trồng lúa là những cây thốt nốt cao vời vời tạo nên một khung cảnh thơ mộng lúc chiều tà.
Gà Đốt Ô Thum
Du Lịch địa điểm này, nhất quyết bạn phải thưởng thức một món ăn cực kỳ nổi tiếng khác, hấp dẫn thực khách gần xa đó là món gà đốt lá chúc Ô Thum. Món gà đốt Ô Thum có nguồn gốc từ Campuchia, du nhập vào vùng Bảy Núi An Giang từ lâu, và trở thành món đặc sản vang danh khắp chốn.
Hương vị thơm ngon đặc trưng của món gà này khiến thực khách phải vấn vương, và không đâu có thể tạo nên một hương vị đặc trưng đến vậy.
Cây Thốt Lốt Và Các Sản Phẩm Liên Quan
Cây thốt nốt gắn liền với đời sống sinh hoạt của người An Giang từ bao đời nay. Cây thốt nhiều nhất, nổi tiếng nhất ở vùng Thất Sơn (hay còn gọi là vùng Bảy Núi) thuộc địa phận huyện Tri Tôn và huyện Tịnh Biên của tỉnh An Giang. Vì thế, nơi đây được xem là “xứ sở của thốt nốt An Giang”.
Thốt nốt gắn liền với đời sống người dân nơi đây. Lá cây thốt nốt có thể dùng lợp nhà hay làm chất đốt. Thân cây thốt nốt có thể dùng làm cột nhà, bàn ghế đều được.
Đặc biệt trái thốt nốt là nguyên liệu làm nên nhiều món ăn đặc sản, dân dã là đặc sản xứ An Giang. Nổi tiếng là cơm lấy từ trái thốt nốt, nước thốt nốt tươi ngọt mát, đường tán thốt nốt, chè thốt nốt nốt, hay bánh gói, bánh bò…
Một Số Lưu Ý Khi Đi Du Lịch An Giang
Để đảm bảo an toàn, và hãy là du khách văn minh cần trang bị cho mình những dụng cụ cần thiết để trải nghiệm như:
- Mặc quần áo dài tay, áo mưa đi vào mùa mưa
- Trang phục phù hợp không gian truyền thống, tâm linh.
- Trang bị trang bị mũ nón để tránh nắng khi đi tham quan ngoài trời.
- Mang theo thuốc bôi hoặc xịt chống côn trùng
- Không tổ chức nấu nướng sử dụng lửa, phòng tránh cháy rừng
Địa Điểm Du Lịch An Giang
Khi đến tham quan, trải nghiệm du lịch An Giang, nếu còn thời gian, du khách có thể tham quan trải nghiệm một số điểm du lịch đặc sắc khác của An Giang như:
- Khu du lịch Núi Sam
- Khu du lịch Lâm Viên – Núi Cấm
- Rừng Tràm Trà Sư – Văn Giáo
- Búng Bình Thiên
- Vía Bà Chúa Xứ
- Lăng Thoại ngọc Hầu – Lăng Ông
- Chùa Thầy Tây An
- Khu lưu niệm chủ tịch Tôn Đức Thắng
- Khu du lịch Đồi Tức Dụp
- Nhà mồ Ba Chúc – Tri Tôn
- Lễ hội đua bò Tri Tôn
- Và trải nghiệm ẩm thực Đặc sản An Giang như: các món từ cây thốt lốt, mắm cá Châu Đốc, tung lò mò, bánh canh Vĩnh Trung, gà đốt lá chúc, bún cá Châu Đốc, và các đặc sản khác…
Như vậy, Quý khách sẽ có một trải nghiệm thật là khó quên cho chuyến hành trình đến với du lịch An Giang. Bạn đã từng tham quan An Giang chưa? Nếu có, hãy cho chúng tôi biết những ấn tượng của bạn về An Giang nhé!
Tổng hợp và tham khảo: Wikipedia, Ipec, Sở du lịch An Giang, Tổng cục du lịch Việt Nam.
Theo dõi chúng tôi:
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ DU LỊCH ĐẤT MŨI XANH
ĐC: SỐ 01 TẠ AN KHƯƠNG, PHƯỜNG 5, TP. CÀ MAU
HOTLINE: 0916.193.169 – 0909.66.86.87 (Ms Loan)
Facebook: Bích Loan Trần (0916.193.169)
Fanpage: Du lịch Đất Mũi Xanh Cà Mau (Greenlandtourist)
Tag: Lễ hội đua bò Bảy Núi, lễ hội đua bò, lễ hội đua bò An Giang, lễ hội đua bò An Giang vào tháng mấy, du lịch An Giang