Tìm Hiểu Về Nền Văn Hóa Óc Eo 1 Phần Quan Trọng Trong Lịch Sử Việt Nam

Nền văn hóa Óc Eo ở Việt Nam nói chung có những mối liên hệ chặt chẽ với những nền văn minh lớn nhất như Trung Quốc ở phía Bắc và phía Đông, và Ấn Độ ở phía Tây.

Tóm Tắt Nội Dung

Nền Văn Hóa Óc Eo Là Gì?

Tiến Trình Khảo Cổ

Đặc Trưng Về Văn Hóa Óc Eo

Tìm Hiểu Văn Hóa Óc Eo Ở Đâu?

Nền Văn Hóa Óc Eo Là Gì?

Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa cổ hình thành và phát triển ở Nam Bộ Việt Nam từ thế kỷ 1 đến thế kỷ 7 sau Công Nguyên. Đây là một nền văn hóa lớn trong lịch sử Việt Nam, gắn liền với đất nước, con người ở vùng châu thổ hạ lưu sông Mê Kông và có quan hệ mật thiết với lịch sử Đông Nam Á cổ đại.

Di Chỉ Óc Eo, Di Chỉ Óc Eo An Giang, Văn Hóa Óc Eo, Nền Văn Hóa Óc Eo, Văn Hóa Óc Eo Là Gì, Nhà Trưng Bày Văn Hóa Óc Eo, Du Lịch An Giang
  • Facebook
  • Twitter
  • Pinterest
  • Blogger
Minh họa về Về Nền Văn Hóa Óc Eo. Ảnh: Internet.

Óc Eo vốn là tên một gò đất trên cánh đồng phía đông nam núi Ba Thê (nay thuộc thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang), là nơi đầu tiên tìm thấy những di chỉ quan trọng của nền văn minh này vào năm 1944.

Văn hóa Óc Eo là nền văn hóa bản địa gắn liền với sự tồn tại của Phù Nam – một vương quốc hùng mạnh tại Đông Nam Á trong những thế kỷ đầu Công nguyên.

Phạm vi phân bố của nền văn hóa này trải rộng không chỉ ở Nam Bộ Việt Nam, mà còn ảnh hưởng sang Campuchia, Thái Lan, Myanmar và một phần Malaysia hiện nay.

Tại Nam Bộ, nhiều di tích văn hóa Óc Eo đã được khai quật ở các tỉnh thành như An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Bạc Liêu, Vĩnh Long, Tiền Giang, Long An, Tây Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai… Khu vực Óc Eo – Ba Thê được xem là trung tâm của nền văn hóa Óc Eo.

Di Chỉ Óc Eo, Di Chỉ Óc Eo An Giang, Văn Hóa Óc Eo, Nền Văn Hóa Óc Eo, Văn Hóa Óc Eo Là Gì, Nhà Trưng Bày Văn Hóa Óc Eo, Du Lịch An Giang
  • Facebook
  • Twitter
  • Pinterest
  • Blogger
Minh họa về Về Nền Văn Hóa Óc Eo. Ảnh: Internet.

Tiến Trình Khảo Cổ

Vào năm 1879, bác sĩ hải quân A.Corre đã thông báo về những cổ vật đầu tiên được cho là thuộc một nền văn hóa cổ đại mà ông thu thập được tại chân núi Ba Thê. Nhiều thập niên sau đó, có nhiều quan chức và nhà khoa học Pháp cũng đã đến đây và phát hiện thêm nhiều cổ vật.

Từ năm 1937, L.Malleret đã tiến hành khảo sát, nghiên cứu tại khu vực Ba Thê và ghi nhận hàng loạt di tích phân bố trên các gò thấp, hệ thống kênh cổ. Qua các không ảnh, ông đã xác định được dấu vết một thành phố cổ.

Trên cơ sở các cuộc khai quật vào năm 1944, L.Malleret cũng đã xác định được vòng thành. Ông nhận định cánh đồng ở phía đông nam núi Ba Thê là một đô thị cổ và đặt tên là thị cảng Óc Eo (theo tên địa điểm gò Óc Eo, một gò đất trên cánh đồng).

Bên cạnh đó, với những phát hiện này, giới khảo cổ học đã chính thức công nhận nền văn hóa hình thành, phát triển ở khu vực đồng bằng Nam Bộ từ thế kỷ I đến thế kỷ VII sau Công nguyên (lúc bấy giờ thuộc vương quốc Phù Nam) và đặt tên là văn hóa Óc Eo.

Sau cuộc khai quật năm 1944, việc nghiên cứu khảo cổ tạm thời bị gián đoạn do chiến tranh. Từ những năm 1980, các nhà khảo cổ học Việt Nam đã có nhiều đợt khai quật và nghiên cứu các di tích thuộc văn hóa Óc Eo ở An Giang nói riêng và các tỉnh thành Nam Bộ nói chung.

Một số di tích tiêu biểu tại Óc Eo đã được khai quật và bảo tồn bao gồm: Nam Linh Sơn Tự, Gò Cây Me, Gò Út Trạnh, Gò Óc Eo, Gò Cây Thị A và B, Gò Giồng Cát…

Di Chỉ Óc Eo, Di Chỉ Óc Eo An Giang, Văn Hóa Óc Eo, Nền Văn Hóa Óc Eo, Văn Hóa Óc Eo Là Gì, Nhà Trưng Bày Văn Hóa Óc Eo, Du Lịch An Giang
  • Facebook
  • Twitter
  • Pinterest
  • Blogger
Minh họa về Về Nền Văn Hóa Óc Eo. Ảnh: Internet.

Đặc Trưng Về Văn Hóa Óc Eo

Về ăn uống

Cư dân Óc Eo ăn chủ yếu là lúa gạo. Bằng chứng là những vết tích của vỏ trấu hoặc lúa và cả hạt gạo đã được tìm thấy trong nhiều di tích, ở cả vùng cao lẫn vùng thấp.

Nồi, cà ràng là những vật dụng mà người Phù Nam sử dụng để đun nấu. Cà ràng là bếp lò, là vật dụng quen thuộc được những cư dân vùng sông nước, ven biển, hay trên nhà sàn sử dụng phổ biến từ thời xa xưa.

Một loại hình hiện vật rất đặc sắc, thể hiện sự thông minh của cư dân Óc Eo chính là nắp đậy. Các loại nắp đậy bằng gốm được tìm thấy ở nhiều địa điểm khá đặc biệt vì là loại nắp đậy ngửa, được thiết kế lõm vào trong với công dụng là để đậy khít hơn và núm cầm trên mặt lõm của nắp.

Ngoài ra, những vật dụng dùng để đựng như bình, chai gốm, lọ, hũ cũng chiếm số lượng khá nhiều.

Văn Hóa Óc Eo, Di Chỉ Óc Eo, Di Chỉ Óc Eo An Giang, Nền Văn Hóa Óc Eo, Văn Hóa Óc Eo Là Gì, Óc Eo An Giang, di tích óc eo an giang, Du Lịch An Giang
  • Facebook
  • Twitter
  • Pinterest
  • Blogger

Về cư trú

Cư dân Óc Eo sống trên các nhà sàn bằng gỗ ven hệ thống sông rạch tự nhiên và nhân tạo, mái lợp lá hoặc ngói; hoặc chọn các gò, giồng cao xây dựng những trung tâm sinh hoạt tinh thần, mở rộng khu vực xung quanh làm nơi cư trú, tiến đến mở rộng địa bàn canh tác.

Về di chuyển

Để thuận tiện cho việc đi lại trên môi trường nhiều sông ngòi kênh rạch, cư dân ở đây chủ yếu dựa vào thuyền bè. Trên bộ họ vận chuyển bằng voi, trâu, bò… Các hình ngựa, hình bò được khắc trên những lá vàng được tìm thấy tại các di tích Đá Nổi, Gò Tháp, Gò Thành, Gò Xoài. Xương trâu bò và xương voi cũng được tìm thấy khá nhiều trong các di tích cư trú và kiến trúc.

Về trang phục

Những nét cơ bản về cách ăn mặc của cư dân vào thời đại Óc Eo: phụ nữ mặc váy dài, phần trên để trần hoặc phủ kín; đàn ông đóng khố ngắn, phần trên để trần; cả nam lẫn nữ đều đeo nhiều đồ trang sức, bùa chú…

Về tục chôn cất

Người chết của cư dân Phù Nam có 4 cách là hỏa táng (thiêu xác), thủy táng (thả xác xuống sông, biển), điểu táng (đưa xác lên đài cao cho chim rỉa xác) và thổ táng (mai táng huyệt đất). Các tục táng này cũng có ở Lâm Ấp (Chăm Pa), Mã Lai, Ấn Độ…

Hầu hết những mộ táng khai quật ở thời kỳ Óc Eo đều là các khu hỏa táng với dạng phổ biến gồm một phần trung tâm hình khối dựng bằng gạch, đá.

Ngoài ra tro cốt người chết cũng được đựng trong các chum nhỏ chôn ở những nơi cao ráo. Những vật tùy táng của người chết cho thấy cư dân cổ quan niệm thế giới bên kia có thể giống xã hội hiện tại nên người chết cũng cần có bình, chum, đồ nghề thủ công, trang sức, vũ khí…

Di Chỉ Óc Eo, Di Chỉ Óc Eo An Giang, Văn Hóa Óc Eo, Nền Văn Hóa Óc Eo, Văn Hóa Óc Eo Là Gì, Nhà Trưng Bày Văn Hóa Óc Eo, Du Lịch An Giang
  • Facebook
  • Twitter
  • Pinterest
  • Blogger

Về Tôn Giáo

Bên cạnh các tôn giáo truyền thống, các tôn giáo của Ấn Độ: Phật giáo và Hindu giáo (thường được gọi là Bà la môn giáo) đã nhanh chóng lan rộng trong khu vực.

Đạo Hindu du nhập vào Đồng bằng sông Cửu Long từ đầu Công nguyên với ba vị thần tiêu biểu là Visnu, Siva, Brama. Ngoài ra cư dân Óc Eo còn thờ các vị thần như Durga-Parati (vợ Siva), Laskmi (vợ Visnu), Thần đầu voi Ganessa (con Siva)…

Thần Hari – Hara ra đời vào thời kỳ này bằng sự kết hợp của Visnu và Siva để tạo nên sức mạnh to lớn hơn nhằm vừa bảo vệ sinh mạng, tài sản (Visnu), vừa trừng phạt kẻ ác trong xã hội (Siva)…

Thần Surya là vị thần mặt trời, một vị thần quan trọng có khả năng sản sinh ra sức mạnh theo kinh Veda của Ấn Độ. Hình tượng các vị thần được tạo ra bằng nhiểu chất liệu như đá, đồng, thiếc, vàng, đất nung với nhiểu kích cỡ khác nhau được tìm thấy tại hầu hết các di chỉ cho thấy tính phổ biến của Hindu giáo.

Phật giáo du nhập cùng thời với Hindu giáo và có thời kỳ làm biến chuyển Hindu giáo. Một số tượng trong thần điện Hindu giáo được chuyển hóa sang tượng trong thần điện Phật giáo như các tượng thần Visnu chuyển hóa Di lặc hay Bồ tát 4 tay (Avalokitesvara), Di lặc 4 tay (Bodhisattva Maitreya)…

Di Chỉ Óc Eo, Di Chỉ Óc Eo An Giang, Văn Hóa Óc Eo, Nền Văn Hóa Óc Eo, Văn Hóa Óc Eo Là Gì, Nhà Trưng Bày Văn Hóa Óc Eo, Du Lịch An Giang
  • Facebook
  • Twitter
  • Pinterest
  • Blogger

Giao Thương

Những di vật khai quật được ở Óc Eo, gồm các loại tiền tệ, con dấu và hàng hóa các nước như tượng đồng, gốm Ấn Độ; gương đồng thời Hậu Hán (năm 25–220), tượng Phật bằng đồng thời Bắc Ngụy (năm 386–557); đồng tiền vàng hoàng đế La Mã như Antoninus Pius (năm 138–161) và Marcus Aurelius (năm 161–180),… chứng tỏ đây một cảng thị quan trọng bậc nhất trong khu vực lúc bấy giờ.

Với hệ thống kinh rạch, sông ngòi dày đặc trong nội địa, từ Óc Eo hàng hóa có thể vận chuyển đến nhiều vùng nay thuộc Nam Bộ (Việt Nam), Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Malaysia…

Có nhiều loại đồng tiền Phù Nam bằng bạc, kẽm; có đồng được cắt đôi, cắt tư, cắt tám, cắt 16 để làm tiền lẻ (để dễ dàng cho việc trao đổi, buôn bán) được tìm thấy không chỉ ở Đồng bằng sông Cửu Long mà còn hiện diện ở vùng ven biển vịnh Thái Lan, Myanmar, bán đảo Mã Lai.

Điều này cho thấy đã từng có một dòng thương nghiệp nối liền Óc Eo với Ấn Độ Dương bằng đường thủy từ vịnh Thái Lan qua eo biển Kra (Mã Lai) và có thể cả bằng đường bộ nội địa.

Văn Hóa Óc Eo, Di Chỉ Óc Eo, Di Chỉ Óc Eo An Giang, Nền Văn Hóa Óc Eo, Văn Hóa Óc Eo Là Gì, Óc Eo An Giang, di tích óc eo an giang, Du Lịch An Giang
  • Facebook
  • Twitter
  • Pinterest
  • Blogger

Thủ Công Nghiệp

Gốm dùng trong tôn giáo chiếm số lượng rất ít nhưng rất độc đáo và tinh tế vì nó phản ánh được quan niệm tôn giáo của một tộc người. Gốm dùng trong tôn giáo gồm có bình kendi và kundika, chức năng chính là dùng để đựng sữa và nước thiêng.

Bình kendi và kundika đều có nguồn gốc từ Ấn Độ, tuy nhiên sự khác biệt giữa bình kundika và bình kendi là chiều dài của cổ, hình dáng và chức năng của vòi bình. Vòi kundika ngắn, đầu vòi rộng và dùng để đổ chất lỏng vào bình, còn vòi bình kendi thường cong dài và dùng để đổ chất lỏng ra khỏi bình. Bình kundika là tiền thân của bình kendi.

Tiếp theo là hiện vật bát bồng, có dạng chân cao, phần bát có dạng hình phễu, dùng để đựng hoa quả dâng lên cúng thần, phật.

Vật liệu dùng trong kiến trúc với các hiện vật như gạch, ngói, diềm ngói. Đây là những mảnh ngói phẳng bề mặt có rãnh trũng song song, dùng để thoát nước.  Diềm ngói, chóp ngói là những vật dụng dùng để trang trí trong kiến trúc tôn giáo.

Đồ trang sức, gồm dây chuyền, chuỗi hạt, nhẫn

Hàng loạt di chỉ từ Đồng Nai đến Kiên Giang được khai quật đã rất nhiều cổ vật bằng đá, mã não, thạch anh, thủy tinh… được chế tác thành vòng, nhẫn, bông tai, dây chuyền, hạt chuỗi, dùng làm đồ trang sức với nhiều màu sắc, kiểu dáng, kích thước cho thấy người dân Óc Eo đã biết cách nấu thủy tinh.

Song song với nghề làm thủy tinh thì nghề kim hoàn cũng phát triển không kém. Kim loại thô được nấu trong nồi, sau đó chế qua cấc cốc nhỏ rồi chế vào khuôn tạo thành trang sức như hoa tay, vòng, nhẫn,…

Bàn nghiền và chày nghiền bằng đá là những vật dụng thường dùng của cư dân cổ Óc Eo dùng để nghiền hương liệu, bóc tách những hạt ngũ cốc cũng như dát mỏng những mảnh vàng.

Di Chỉ Óc Eo, Di Chỉ Óc Eo An Giang, Văn Hóa Óc Eo, Nền Văn Hóa Óc Eo, Văn Hóa Óc Eo Là Gì, Nhà Trưng Bày Văn Hóa Óc Eo, Du Lịch An Giang
  • Facebook
  • Twitter
  • Pinterest
  • Blogger

Tìm Hiểu Văn Hóa Óc Eo Ở Đâu?

Di Chỉ Óc Eo An Giang

Di tích khảo cổ và kiến trúc nghệ thuật Óc Eo – Ba Thê nằm trên địa bàn thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang, có tổng diện tích quy hoạch bảo tồn khoảng 433,2 ha; trong đó, diện tích khu vực sườn và chân núi Ba Thê (khu A) là 143,9 ha, cánh đồng Óc Eo (khu B) là 289,3 ha.

Di tích gồm các loại hình tiêu biểu: di tích kiến trúc, di chỉ cư trú, di chỉ mộ táng, di chỉ xưởng, hệ thống giao thông thủy, baray (hồ chứa nước).

Ngày 27 tháng 9 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 1419/QĐ-TTg xếp hạng Di tích khảo cổ và kiến trúc nghệ thuật Óc Eo – Ba Thê là di tích quốc gia đặc biệt.

Văn Hóa Óc Eo, Di Chỉ Óc Eo, Di Chỉ Óc Eo An Giang, Nền Văn Hóa Óc Eo, Văn Hóa Óc Eo Là Gì, Óc Eo An Giang, di tích óc eo an giang, Du Lịch An Giang
  • Facebook
  • Twitter
  • Pinterest
  • Blogger

Bảo tàng Lịch Sử Thành Phố Hồ Chí Minh

Ngoài Di tích Óc Eo ở An Giang, bạn có thể tìm hiểu và tham khảo sâu hơn ở Bảo tàng Lịch Sử Thành Phố Hồ Chí Minh:

Số 2 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

Đây là nơi trưng bày rất nhiều hiện vật, thông tin chi tiết thú vị về văn hóa Óc Eo chung ở Việt Nam.

Vào thời kỳ đầu của kỷ nguyên chúng ta, các dân tộc ở Đông Nam Á đã thiết lập những mối liên hệ chặt chẽ với những nền văn minh lớn nhất như Trung Quốc ở phía Bắc và phía Đông, và Ấn Độ ở phía Tây.

Những mối quan hệ này dựa trên hoạt động giao thương mạnh mẽ, bởi Đông Nam Á là khu vực có rất nhiều mặt hàng quý hiếm: gỗ, gia vi, kim loại, vải vóc, mật ong, sáp ong…

Ở miền Nam Việt Nam hiện nay, tức vùng châu thổ sông Mê Kông, những mối quan hệ này đã đạt đến mức độ đặc biệt khăng khít. Có thể thấy rõ điều này qua các nghiên cứu khảo cổ học được thực hiện ở rất nhiều di chỉ, trong đó đứng đầu là di chỉ Óc Eo.

Ngoại trừ khía cạnh kiến trúc – chỉ được biết đến qua rất ít phát hiện khảo cổ – những di tích được tìm thấy tại đây cho thấy tính độc đáo và trình độ phát triển cao của cư dân bản địa: công cụ và vật dụng hàng ngày làm bằng đá, đất nung hoặc kim loại. “Nền văn hóa” Óc Eo đạt đến trình độ vô cùng tinh tế trong lĩnh vực nghệ thuật, thể hiện qua rất nhiều đồ trang sức (nhẫn, vòng cổ, vòng tay) bằng vàng, đồng, thiếc hoặc bằng đá bán quý và hạt thủy tinh.

Bên cạnh các tôn giáo truyền thống, các tôn giáo của Ấn Độ – Phật giáo và Ấn Độ giáo – đã nhanh chóng lan rộng trong khu vực. Những bức tượng đa dạng và có chất lượng cao, làm bằng đá hoặc bằng đồng, thể hiện hình ảnh của Phật và Bồ tát, cũng như một số vị thần của Ấn Độ giáo (như Siva, Visnu hay Surya) cho thấy tầm quan trọng của các tôn giáo Ấn Độ vào buổi đầu phát triển của Việt Nam.

Tổng hợp và tham khảo: Wikipedia, Ipec, Sở du lịch An Giang, Tổng cục du lịch Việt Nam.

Theo dõi chúng tôi:

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ DU LỊCH ĐẤT MŨI XANH

ĐC: SỐ 01 TẠ AN KHƯƠNG, PHƯỜNG 5, TP. CÀ MAU

HOTLINE: 0916.193.1690909.66.86.87 (Ms Loan)

Web: https://datmuixanh.com

Facebook: Bích Loan Trần (0916.193.169)

Fanpage: Du lịch Đất Mũi Xanh Cà Mau (Greenlandtourist)

Tag: Văn Hóa Óc Eo, Di Chỉ Óc Eo, Di Chỉ Óc Eo An Giang, Nền Văn Hóa Óc Eo, Văn Hóa Óc Eo Là Gì, Óc Eo An Giang, di tích óc eo an giang, Du Lịch An Giang

Tour Du Lich Mien Tay 3 Ngay 2 Dem - dat Mui Xanh - Ca Mau

Chương Trình Tour Du Lịch Miền Tây 3 Ngày 2 Đêm

✅ Chương Trình Tour Du Lịch Miền Tây 3 Ngày 2 Đêm: Khám Phá Đất Rừng Phương Nam: Hà Nội - Cà Mau – Bạc Liêu – Sóc Trăng – Cần Thơ ✅ Giá cả cạnh tranh & tiết kiệm hơn với Du Lịch Đất Mũi Xanh. ✅ Hướng dẫn viên

du-lich-dat-muixanh-ca-mau-lang-bac-ho-tour-ca-mau-ha-noi-3ngay-2-dem

Chương Trình Tham Quan Tour Cà Mau – Hà Nội 3 Ngày 2 Đêm

+ Tour Cà Mau Hà Nội 3 Ngày 2 Đêm: tham quan đầy đủ các địa điểm du lịch nổi tiếng chùa Trấn Quốc, <span style="font-weight: 400;">Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Viếng Lăng Bác, Nhà Sàn Bác Hồ, Bảo Tàng Hồ Chí Minh, chùa Một Cột...</span> + Giá cả

Review Du Lịch Đất Mũi Cà Mau – Không Thể Bỏ Qua

Tóm Tắt Nội Dung Di Chuyển Đến Du Lịch Đất Mũi Cà Mau Những Điểm Đến Không Thể Bỏ Qua Khách Sạn Ở Đất Mũi Đi Đất Mũi Cà Mau Ăn Gì? Mua Gì Làm Quà Lưu Niệm? Một Số Lưu Ý Khi Đi Du Lịch Cà Mau Cẩm nang Review du lịch Đất Mũi Cà Mau từ A đến Z dành cho người mới: Khu du...

Sự kiện Ngày hội Cua Cà Mau – Lần thứ I năm 2022

Hân hoan chào đón sự kiện Ngày hội Cua Cà Mau - Lần thứ I năm 2022 được tổ chức với quy mô cấp Tỉnh. Chủ đề: Cua Cà Mau – Điểm hẹn văn hóa ẩm thực. Thời gian: Từ ngày 23/12/2022 đến ngày 31/12/2022. Địa điểm: Quảng Trường Phường 5 (đường Trần Hưng Đạo, P5, Thành phố...

Quán cà phê ‘khu rừng cổ tích’ ở Chiang Mai

[ad_1] Quán cà phê 'khu rừng cổ tích' ở Chiang Mai - Ngôi sao Chom Cafe ở Chiang Mai được mệnh danh là quán cà phê vườn đẹp nhất Thái Lan bởi khung cảnh thần tiên như rừng cổ tích. Không giống Bangkok nhộn nhịp với các khu chợ đêm và trung tâm thương mại, Chiang Mai...

Thăm rừng nguyên sinh đẹp nhất Việt Nam

[ad_1] 08/10/2022 10:00 (PLVN) - Ở mỗi độ trong năm, rừng đại ngàn Cúc Phương lại mang trong mình những nét đẹp riêng. Với lợi thế ôm chứa hệ giá trị khảo cổ học, cổ sinh học và địa chất, địa mạo phong phú, nơi đây vẫn không ngừng mời gọi du khách tới tham quan và...

Kỹ nghệ bóc ghẹ điêu luyện

[ad_1] Với một dụng cụ đặc biệt, người bóc ghẹ có thể tách thịt ra khỏi vỏ một cách đơn giản, không lãng phí. Ghẹ ngon nhưng nhiều người ngại ăn vì phải bóc mất công. Ghẹ là loại hải sản có giá cả phải chăng, không đắt như những món ăn khác: tôm hùm, cua hoàng đế......

‘Để quên con tim’ ở Hoài Khao

[ad_1] Hoài Khao, xóm của đồng bào Dao Tiền nằm e ấp sau các dãy núi non trùng điệp hoang sơ. Những mái nhà nâu trầm đong đầy nét hoài cổ, thơ mộng ẩn hiện sau lũy tre xanh mát... Mái nhà âm dương hòa quyện với đám mây bồng bềnh Khói lam chiều tỏa lên những mái nhà âm...

Cà ri dê Ấn gốc Chăm ăn kèm cơm chiên siêu lạ miệng ở Sài Gòn

[ad_1] Cà ri Huỳnh Văn Bánh (Q.Phú Nhuận, TP.HCM) được nhiều thực khách yêu thích với món cà ri dê Ấn Độ được nêm đậm đà theo khẩu vị người Chăm. Da dê ngậy béo, lớp thịt mềm vừa phải lại thơm cay thơm gia vị sẽ đánh thức mọi giác quan của thực khách khi đồ ăn chạm...

Giải Đất Mũi Marathon Cà Mau 2022  

Giải Đất Mũi Marathon Cà Mau 2022 thuộc chương trình Sự kiện “Cà Mau điểm đến 2022”nằm trong chuỗi của nhiều hoạt động nhằm quảng bá du lịch Tỉnh Cà Mau và điểm hẹn thu hút nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế tham gia, trải nghiệm thú vị, hấp dẫn. Giải Đất Mũi...

Bún đỏ Buôn Mê Thuột đắt khách ở Hà Nội

[ad_1] Bún đỏ Buôn Mê Thuột đắt khách ở Hà Nội - Ngôi sao Không cần phải tới phố núi Ban Mê, thực khách vẫn có thể thưởng thức món bún đỏ nổi tiếng ngay tại Hà Nội. Nằm trong ngõ 185 Chùa Láng (Láng Thượng, Đống Đa), quán bún đỏ của anh Phạm Khắc Tuyền thu hút người...

Giá đỗ nhồi thịt – món thách thức sự kiên nhẫn của người nấu

[ad_1] Người nấu phải nhét từng chút thịt xay vào cọng giá nhỏ xíu, đem hấp cách thủy bằng nước dùng bào ngư cô đặc rồi thưởng thức. Mới đây, giá đỗ nhồi thịt trở thành món "hot" trên các hội nhóm nấu ăn trong nước, khiến nhiều người "mắt tròn...

Mẹo làm thịt rang cháy cạnh đưa cơm

[ad_1] Để làm làm thịt rang cháy cạnh đưa cơm, thịt phải chọn loại ba chỉ ngon, nước màu phải làm đủ độ mặn ngọt vừa miệng và không cho thêm mỡ để tránh ngấy. Thịt rang cháy cạnh là món ăn quen thuộc trong bữa cơm hàng ngày của người Bắc. Món ăn có nguyên liệu dân dã,...
Vui Tươi Việt Nam
Giảm Giá 10% Tour du lịch cùng những quà tặng hấp dẫn
Vui Tươi Việt Nam
Giảm Giá 10% Tour du lịch cùng những quà tặng hấp dẫn

Pin It on Pinterest