Tóm Tắt Nội Dung
Nghề Dệt Chiếu Tân Duyệt – Cà Mau
Làng Nghề Truyền Thống Hiện Nay
Một Số Lưu Ý Khi Đi Du Lịch Cà Mau
Nghề dệt chiếu Tân Duyệt là một trong những nghề nổi bật, thu hút nhiều du khách ở Cà Mau.
Nghề Dệt Chiếu Tân Duyệt – Cà Mau
Người ta thường nhắc đến nghề làm chiếu như là một công việc đòi hỏi sự chịu đựng dẻo dai cũng như sự tỉ mỉ khéo léo cần sự kết hợp giữa những người thợ với nhau cùng một lúc. Cà Mau có nhiều làng nghề dệt chiếu truyền thống nổi tiếng, tiêu biểu như: Tân Thành (thành phố Cà Mau), Tân Lộc (Thới Bình)… và làng nổi tiếng và lâu đời là chiếu Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi.
Ban đầu là khâu chọn Lác (là một loại cây thuộc họ thực vật một lá mầm mọc và bắt rễ ở những mảnh đất ven sông, nơi có con nước lớn nước ròng và được phù sa bồi đắp nên thích hợp với một số địa thế ở Cà Mau).
Lác phải cao đều, không lớn cũng không nhỏ, thân lác không đốm và gốc ít ù. Thông thường từ tháng 5 đến tháng 10 âm lịch, khi cây lác đã trổ bông và cao hơn đầu người (khoảng 2 m) thì được cắt về, chẻ nhỏ, phơi khô. Nếu dệt chiếu lẫy (chiếu hoa, chiếu bông) thì từ những cọng lác đã phơi khô phải được nhuộm 3 màu cơ bản: đỏ, xanh, vàng và trắng là màu tự nhiên.
Lác được mua xong rồi cạo bỏ lớp da ngoài, chẻ nhỏ, phơi cho khỏi bị úng. Những ngày nắng tốt, trong nhà mọi người tất bật chẻ lác; bên ngoài lác được phơi chật sân, chật đường. Sau ba ngày phơi nắng, lác mềm nên dễ dàng xé mịn để rồi đem se thành sợi. Người dùng tay chùi, đập những sợi với nhau, nhanh tay lấy từng sợi lác sao cho chúng đúng màu, đúng hình vẽ.
Chấp trân cũng là một công đoạn đòi hỏi sự tỉ mỉ, người làm dùng những sợi bố được xé ra và đánh lại cho bền chắc để mắc vào những khung dệt tạo thành những khung sườn cố định cho những chiếc chiếu.
Sau khi những sợi trân đã được lắp vào khung thì đến công đoạn dệt chiếu. Công đoạn này đòi hỏi phải có hai người thợ cùng kết hợp với nhau gọi là thợ dập và thợ lẫy. Thợ lẫy dựa theo những mẫu sẵn có dùng cơ trượt luồn lên lách xuống những sợi lát màu qua những sợi trân trên khung dệt để tạo thành những hoa văn, hình ảnh, chữ nổi…khác nhau.
Những chiếc chiếu hình thức có đẹp hay không phụ thuộc phần nhiều vào sự khéo léo tỉ mỉ của thợ lẫy. Còn thợ dập thì cũng giữ vai trò quan trọng không kém, một chiếc chiếu bền chắc được quyết định ở sức kéo và dập đều tay của người thợ dập. Thế nên, sự kết hợp ăn ý giữa người thợ dập và người thợ lẫy có thể nói là điều quan trọng nhất của công đoạn làm chiếu.
Sau khi dệt xong, chiếu còn phải được cắt tỉa, gọt đẽo những lằn chỉ thừa, lác dư sao cho chiếc chiếu trở nên bóng đẹp trước khi đến tay người tiêu dùng. Phải mất ít nhất bốn ngày, người dệt giỏi mới hoàn thành đôi chiếu.
Xuất hiện hầu hết trong các cuộc vui, những chiếc chiếu bông được trải trên những bộ ván hoặc trải giữa nhà để họ hàng, cô chú bác xum họp quay quần bên nhau uống trà, ăn bánh trong ngày vui của gia đình là một nét đẹp truyền thống vốn có xưa nay của người dân miền Tây sông nước.
Làng Nghề Truyền Thống Hiện Nay
Ở Tân Duyệt có những gia đình đã ba, bốn đời theo nghề dệt chiếu. Có nhiều gia đình họ lấy nghề dệt chiếu để sáng tạo. Thay vì một đôi chiếu làm trong đôi ba bữa, họ lại dày công gần cả tháng trời để tạo hoa văn trang trí hình nổi độc đáo trên mặt chiếu, họ chẳng khác gì những nghệ sĩ.
Ngày nay, tuy cạnh tranh dữ dội với những loại chiếu ni lông ngoại nhập, nệm êm ái nhưng chiếu Tân Duyệt nói riêng và thương hiệu chiếu Cà Mau nói chung vẫn âm thầm, bền bỉ tồn tại và phát triển. Bằng những nguyên liệu như: sợi lác, dây bố và khung dệt… những phụ nữ ở đây đã dệt nên những đôi chiếu bền, đẹp và tạo nên thương hiệu chiếu Cà Mau.
Quý du khách sẽ được người dân hướng dẫn tận tình, sẽ được trải nghiệm tự tay dệt chiếu khi đến tham quan Cà Mau và có thể mang về làm quà cho người thân.
Một Số Lưu Ý Khi Đi Du Lịch Cà Mau
Để đảm bảo an toàn, mỗi du khách cần trang bị cho mình những dụng cụ cần thiết để trải nghiệm như:
- Mặc quần áo dài tay, áo mưa đi vào mùa mưa
- Trang phục phù hợp không gian truyền thống, tâm linh
- Trang bị trang bị mũ nón để tránh nắng khi đi vỏ máy tham quan rừng
- Mang theo thuốc bôi hoặc xịt chống côn trùng
- Không tổ chức nấu nướng sử dụng lửa, phòng tránh cháy rừng
Địa Điểm Du Lịch Cà Mau
Khi đến tham quan, trải nghiệm du lịch Cà Mau, nếu còn thời gian, du khách có thể tham quan trải nghiệm một số điểm du lịch đặc sắc khác của Cà Mau như:
- Khu du lịch Hòn Đá Bạc Cà Mau
- Khu du lịch sinh thái Sông Trẹm
- Vườn cò Tư Sự
- Thị trấn biển Sông Đốc.
- Khu Du lịch Sinh Thái Mười Ngọt
- Khu Du Lịch Quốc Gia Mũi Cà Mau
- Rừng U Minh Hạ
- Vườn chim Cà Mau trong lòng thành phố
- Đảo Hòn Khoai
- Chùa Phật Tổ – Cà Mau
- Chùa Khmer Monivongsa Bopharam
- Khu căn cứ Tỉnh Ủy Xẻo Đước
- Đầm Thị Tường
- Chùa Bà Thiên Hậu – Cà Mau
- Nghề Ép Chuối Khô – Làng Nghề Truyền Thống
- Làng Nghề Dệt Chiếu Tân Duyệt
- Và trải nghiệm ẩm thực Đặc sản Cà Mau như: bánh Tằm Cay Cà Mau, cua Cà Mau, Ba Khía Rạch Gốc, dưa Bồn Bồn, cá thòi lòi – leo cây…
Như vậy, Quý khách sẽ có một trải nghiệm thật là khó quên cho chuyến hành trình đến với du lịch Đất Mũi Cà Mau.
Bạn đã từng tham quan Cà Mau chưa? Nếu có, hãy cho Đất Mũi Xanh biết những ấn tượng của bạn về Cà Mau nhé! Nếu chưa hãy cùng đồng hành cùng chúng tôi.
Hãy Follow chúng tôi tại: https://www.facebook.com/Tourdatmui
Tổng hợp từ Wikipedia, Ipec, Cổng thông tin điện tử tỉnh cà mau, cổng thông tin du lịch Cà Mau